SỬ DỤNG KEO DÁN TRONG LÀM ĐỒ DA THỦ CÔNG ?

Có một thứ thường xuyên dùng trong việc làm đồ da thủ công đó là keo. Đối với các bạn mới làm hoặc đang có ý định làm một sản phẩm da thì việc dùng keo gì và dùng như thế nào luôn là một câu hỏi. Bài viết này hoclamda sẽ trả lời cho các bạn câu hỏi đó.

Có hai loại keo thông dụng nhất mà các tín đồ làm đồ da handmade hay dùng đó là:

  • Keo con chó –X66
  • Keo mủ cao su ( keo nước)
  • Keo con rồng
  • Keo G17
  • Keo B7000

♦ Keo con chó và cách sử dụng

Keo-cho-X66--600g

Với việc làm đồ da handmade thì đây là loại keo phổ biến nhất vì dễ dùng, dễ tìm mua, rẻ. Tuy nhiên thì mùi có nó khá sốc, cơ mà sốc thì vẫn cứ dùng. Da thường có một mặt nhẵn và một mặt có nhiều sợi cơ. Keo chó có thể dán được cả hai mặt nhẵn của da với nhau. Tuy nhiên một số da nhẵn quá thì không ăn keo. Vì thế để cho mối dán chắc thì bạn cứ trà nhám bề mặt da trước.

Trước tiên là trà nhám bề mặt ( không cần làm bước này với da có bề mặt nhám sẵn rồi) . Sau đó bôi keo đều mặt da, đợi vài phút để keo khô ( không nên quá 10 phút). Thường thì khi bạn sờ tay lên thấy khô khô là dán được. Không nên để keo khô quá.

Để mối dán chắc hơn thì bạn bôi keo cả hai mặt dán. Còn lười lười thì bôi keo một mặt cũng được.

Lưu ý là không được để keo rây ra bề mặt da khác không cần dán vì một số da rất khó tẩy keo đi thế là mất thẩm mĩ cho sản phẩm. Một số da bề mặt nhẵn thì có thể kì lớp keo đi được. Ngoài ra để co thể bôi keo được dễ dàng hơn bạn nên mua thêm dung dịch pha loãng keo con chó có bán cùng sản phẩm.

Có một số dụng cụ để phết keo như : bay loại nhỏ có thể bằng nhựa hoặc sắt

a8c7fc33-5670-a6b8-b1ec-6d024286a5d4

♦ Keo mủ cao su (keo gốc nước) và cách sử dụng

Keo gốc nước chính là mủ cao su. Loại keo này màu trắng đục mùi thì cũng khó chịu không kém gì keo cho. Mùi khá là thối.

Keo gốc nước dùng để dán hai mặt trong ( mặt có các sợi cơ) của hai miếng da lại với nhau. Đặc tính của loại keo này là không dính tay và các bề mặt nhẵn. Thời gian để chờ dán cũng lâu hơn. Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn phải chờ lâu mới dán được.

Nhiều người dùng keo thường bôi keo 2 lần mới dán. Đầu tiền là bôi đều một lớp keo mỏng lên mặt hai miếng da cần dán. Lưu ý là dùng keo  thì phải bôi keo trên cả hai miếng. Đợi lớp keo khô thì bôi thêm một lớp nữa. Xong rồi thì dán hai miếng da lại với nhau, dùng búa nện cho hai miếng dính chặt.

Bạn có thể tăng thêm độ cứng cho da bằng việc bôi nhiều lớp keo giữa hai tấm da

Keo gốc nước đặc điểm dễ sử dụng không nhanh bị vón cục giống keo con chó.

♦ Keo con rồng

Tương tự keo con chó nhưng loãng hơn và mùi đỡ hắc hơn keo con chó.

Do tính chất loãng nên dễ sử dụng hơn không nhanh vón cục như kéo con chó.

♦ Keo G17 của Nhật và B7000

Hai loại keo này là 2 loại keo có độ bám dính cao nhất. Bạn có thể dùng chúng để dán các hình kim loại trang trí nhỏ trên bề mặt bao hộ chiếu hay ví da.

Trên đây là một số loại keo hay sử dụng để làm đồ da handmade. Ngoài ra trên thị trường còn có nhiều loại keo khác các bạn có thể tìm hiểu thêm như keo con rồng, keo Nhật..

-Sưu tầm-

DOLIO Leather School – Lớp học làm đồ da thủ công
Số 15 đường Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội
Hotline/Zalo: 0937629868